Mu bàn tay là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về các vấn đề thường gặp ở mu bàn tay.
Tóm tắt nội dung
Mu bàn tay là gì?
Cấu tạo bàn tay bao gồm lòng bàn tay rộng với 5 ngón tay, nối với cẳng tay nhờ vào khớp cổ tay. Bàn tay lật ngược lại được gọi là mu bàn tay và là phần đối lập với lòng bàn tay.
Trong 5 xương ngón tay trên lòng bàn tay thì ngoại trừ ngón cái, 4 ngón còn lại có thể nắm lại để bắt hoặc cầm lấy đồ vật. Tên gọi để phân biệt 5 ngón tay với nhau như sau:
- Ngón cái: Đây là ngón đầu tiên của bàn tay phải tính từ trái sang phải khi lật úp bàn tay và tương tự với bàn tay trái.
- Ngón trỏ: Là ngón nằm cạnh ngón cái.
- Ngón giữa: Là ngón nằm kế tiếp ngón trỏ.
- Ngón áp út: Là ngón tiếp sau ngón giữa.
- Ngón út: Là ngón nằm xa ngón cái nhất và cũng là ngón nhỏ nhất trên bàn tay.
Mu bàn tay là gì? Các vấn đề thường gặp ở mu bàn tay
Xem thêm: Tướng lông mày chữ nhất có đặc điểm gì và luận tướng lông mày này
Tình trạng mu bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa
Nổi mẩn ngứa là hiện tượng da bỗng nhiên nổi lên các nốt mẩn đỏ gây ngứa rất khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa trên mu bàn tay.
Bệnh vảy nến
Đây là bệnh viêm da với biểu hiện điển hình trên da xuất hiện các vết ban hồng đỏ ở nhiều vị trí như mu bàn chân, bàn tay và thậm chí cả toàn thân. Sau đó, các vết ban này sẽ dần chuyển sang vảy khô, có màu trắng bạc. Kèm theo tình trạng ngứa ngáy, nóng rát mức độ nhẹ.
Vảy nến là bệnh mãn tính và mỗi năm sẽ tái phát vài lần. Do đó, cần điều trị sớm để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa chính là bệnh chàm nhưng thuộc thể đặc biệt. Nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa trên da có thể do bùn đất, hóa chất hay xà phòng dẫn đến dị ứng. Triệu chứng của bệnh này là gây ngứa, nổi mụn nước ở mu bàn tay, bàn chân hoặc ở rìa các ngón tay, ngón chân hay cả lòng bàn chân, tay.
Nổi mề đay
Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu thường gặp ở nhiều người, với nguyên nhân là do các hoạt chất hóa học trung gian histamine, dẫn đến phản ứng viêm da. Triệu chứng của bệnh là nổi mẩn đỏ và ngứa khắp người bao gồm cả ngứa mu bàn tay, bàn chân. Bệnh mề đay mẩn ngứa thường tái phát nhiều lần trong năm.
Bệnh nấm da
Nấm da còn có tên gọi khác là nấm kẽ. Biểu hiện của bệnh này là mẩn đỏ, nổi mụn nước, ngứa ở mu bàn chân, bàn tay. Kèm theo đó là các vết tróc vảy khô rất mất thẩm mỹ.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc thường gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở các vị trí tiếp xúc với dị nguyên, điển hình là mu bàn tay, bàn chân. Ban đầu trên da chỉ là màu hồng đỏ, sau đó sẽ chuyển sang nóng rát và ngứa ngáy dữ dội.
Mu bàn tay là gì? Các vấn đề thường gặp ở mu bàn tay
Xem thêm: Cách xem đường hôn nhân trên bàn tay của phụ nữ và đàn ông
Nguyên nhân mu bàn tay nổi gân xanh
Gân xanh là những đường tĩnh mạch nông nằm sát da, có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan quay trở về tim. Các đường gân xanh nổi ở tay là những đường tĩnh mạch của tay.
Bàn tay nổi gân xanh thấy rõ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Có một số nguyên nhân gây nên tình trạng này như:
+ Do quá gầy: Cơ thể quá gầy là nguyên nhân khiến tình trạng mu bàn tay nổi gân xanh. Lớp chất béo quá mỏng tồn tại dưới da khiến chúng không thể phủ hết được phần gân xanh nên nổi rõ hơn.
+ Do màu da: Những người có làn da trắng, nhạt màu có thể nhìn thấy rõ những đường gân xanh nằm dưới da hơn so với người có da tối màu. Bên cạnh đó, da mỏng cũng có thể để lộ các đường gân xanh.
+ Quá trình mang thai: Phụ nữ trong khi mang thai có thể tích máu lớn hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, các mạch máu cũng hoạt động nhiều hơn nên thường có hiện tượng nổi gân xanh trong thai kỳ. Các tĩnh mạch sẽ trở lại bình thường khi quá trình mang thai kết thúc.
+ Do vận động mạnh: Đối với những vận động viên hoặc người lao động nặng thường có bàn tay nổi nhiều gân xanh hơn người khác, bởi họ thường xuyên phải hoạt động mạch. Khi hoạt động mạch nhiều, cơ bắp căng phồng và các tĩnh mạch dưới da sẽ nổi lên. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng sẽ dần lặn xuống khi ngừng hoạt động.
+ Do các vấn đề sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch: Tình trạng gân xanh nổi rõ ở bàn tay, cánh tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể báo hiệu các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch. Trong trường hợp đường gân xanh hiện rõ nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường thì không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tay chân nổi gân kèm theo một số triệu chứng khác như khó thở, đau ngực, tĩnh mạch bị sưng hoặc viêm loét gần tĩnh mạch thì bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe. Những triệu chứng này có thể do các vấn đề nghiêm trọng như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… gây ra.
Cách chữa nổi gân xanh ở mu bàn tay là gì?
Trong nhiều trường hợp, nổi gân tay hoặc chân không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Mặc dù tình trạng nổi gân xanh không phải do bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng cũng rất mất thẩm mỹ. Bạn có thể thực hiện những cách làm giảm tình trạng nổi gân tay, chân sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, uống đủ nước (tối thiểu (2 lít/ngày). Điều này không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn làm giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
- Với phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót để tránh tình trạng tĩnh mạch chân bị chèn ép dẫn đến nổi gân xanh.
- Nếu thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, bạn nên thực hành các bài tập thiền, yoga, đi bộ… Nên thực hiện các động tác giãn cơ kỹ càng trước và sau khi tập thể dục.
- Massage chân, tay thường xuyên hoặc ngâm chân với nước ấm để cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn, đặc biệt là với các mẹ bầu.
- Duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.
Nhìn chung, tay chân nổi gân xanh là hiện tượng khá phổ biến. Nếu nhận thấy hiện tượng này đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc mu bàn tay là gì và các vấn đề liên quan đến bộ phận này.