Xuất phát là sinh viên nghành tâm lý học, trở thành giáo viên dạy trẻ tự kỷ từ khi là sinh viên. Sau khi ra trường chị xin vào làm việc ở một trung tâm dạy trẻ tự kỷ ở Hà Nội, sau một thời gian dài cô quyết định thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ cho riêng mình. Đó là cô Vũ Thị Hoà ( sinh năm 1985- Bắc Giang), hiện là giám đốc của trung tâm dạy trẻ tự kỷ Ban Mai ( Mê Linh – Hà Nội) đã có những chia sẻ về trẻ tự kỷ qua bài viết dưới đây.
Trẻ tự kỷ – làm sao để giúp các em hoà nhập với xã hội
Đã có gần 10 năm kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ, cô Vũ Thị Hoà ( 33 tuổi) có những chia sẻ với Tin tức tài chính kế toán về bệnh tự kỷ; Cô cho biết: Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác, và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.
Chúng tôi được biết, cô đã có gần 10 năm gắn bó với nghề dạy trẻ tự kỷ, cũng là từng ấy thời gian cô Vũ Thị Hoà , Giám Đốc trung tâm dạy trẻ tự kỉ Ban Mai ( Mê linh- Hà Nội) gắn bó với hàng trăm câu chuyện về những đứa con đặc biệt của mình. cô chia sẻ: Để giúp các em hoà nhập với xã hội đòi hỏi các cô giáo phải có lòng kiên trì, và sự quyết tâm. Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ tự kỷ còn khó hơn.
Để dạy trẻ tự kỷ , mỗi giao viên phải tự lên giáo trình dạy cho riêng mình, phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bé mà có những phương pháp dạy riêng. Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường: Có khó khăn trong giao tiếp với người khác như : trẻ không cười, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/ đi đến người chăm sóc để được bế. Ít hứng thú và ít hoạt động. Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại,…Vì vậy để giúp các em sớm hoà nhập với xã hội, các cô giáo dạy trẻ tự kỷ phải có những bài học, phương pháp trị liệu riêng.
Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
Dạy trẻ tự kỷ- Con đường gian nan và vất vả
Để dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ tự kỷ còn khó hơn. Đối với những em trẻ tử kỷ việc nhận biết thế giới bên ngoài rất hạn chế, không biết nói, không biết bố , mẹ, những người thân trong gia đình. Thậm chí các em còn không biết đến cảm giác đau. Vì vậy, để được dạy trẻ tự kỷ là con đường gian nan và vất vả.
Tốt nghiệp cử nhân trường Đại Học Xã Hội và Nhân Văn chuyên nghành Tâm lý học, trở thành giáo viên dạy trẻ tử kỷ khi đang là sinh viên năm cuối. Với ước mơ giúp các em nhanh chóng được hoà nhập với xã hội, cô tâm sự: “ Đối với những đứa trẻ mắc hội chứng tử kỷ đó là một phần không may mắn, sinh ra đã không được phát triển như những đứa trẻ bình thường. Vì vậy, cô nghĩ nếu cố gắng thì sẽ đưa các em sớm hội nhập với xã hội, được học tập và vui chơi như bao bạn bè khác”. Cô nghĩ: Lấy yêu thương của mình trao yêu thương cho các em, các con cần phải được đưa đến trường và được giáo dục đúng cách.
Trẻ tự kỉ không có khả năng nhận thức hay khả năng nói, do đó việc dạy các em gặp rất nhiều khó khăn. Các cô giáo đã phải cố gắng hết mình để giúp đỡ các con làm từng việc nhỏ nhất như phân biệt màu, học các động tác vận động đơn giản nhất. Phải mất một thời gian dài mới có thể giúp các em phân biệt được màu, phân biệt được các con vật hay là tô màu. Ngoài ra, để giúp các em sớm hoà nhập với xã hội, với bạn bè cùng trang lứa đòi hỏi người thân, bố mẹ của các em phải quan tâm, và dạy con đúng cách để giúp các con hòa nhập với cuộc sống tốt nhất.
Cảm ơn Cô Vũ Thị Hoà đã chia sẻ cho chúng tôi những vấn đề trên. Chúc cô luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.