Categories Tin tức

Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế trong doanh nghiệp

Khi chọn học kế toán, ra trường bạn sẽ có cơ hội việc làm rất đa dạng. Tuy là một ngành nghề phổ biến nhưng chính những bạn sinh viên ngành kế toán cũng chưa biết hết những điều cần chú để làm tốt công việc. Cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để tự tin hơn trong công việc kế toán thuế tại doanh nghiệp.

Để làm tốt công việc làm kế toán thuế trong doanh nghiệp, ngoài nắm chắc những kiến thức chuyên môn thì bạn được những vấn đề sau:

Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Trước hết, bạn cần hiểu rõ bản chất công ty mà bạn đang làm thuộc về lĩnh vực kinh doanh gì, về thương mại, sản xuất, xây lắp, xây dựng hay dịch vụ đơn thuần. Từ đó bạn mới có thể hạch toán đúng, phù hợp với nội dung của các hoá đơn mua vào, bán ra. Bạn cần tránh nhầm lẫn các mô hình công ty với nhau để thực hiện công việc một cách tốt nhất.

    • Với công ty thương mại: với công ty thuộc lĩnh vực này thì hoạt động chỉ đơn thuần gồm mua vào và bán ra. Khi xuất bán, bạn chỉ cần tính giá vốn của hàng hóa bằng giá mua cộng với chi phí thu mua hàng hóa.
    • Với công ty sản xuất: khi làm việc tại công ty thuộc lĩnh vực này bạn cần nắm rõ về quy trình tính giá thành. Sau công việc tính giá thành thì cần nhập kho thành phẩm và nhập xuất bán. Trong sản xuất, giá thành sản phẩm có thể tính theo hai phương pháp: giản đơn hoặc hệ số. Bạn cần chọn phương pháp giá thành sao cho phù hợp nhất với công ty bạn đang làm.

  • Với công ty về xây dựng, xây lắp: với công ty thuộc lĩnh vực này cũng gần giống như công ty sản xuất. Tuy nhiên, sau khi nghiệm thu công trình xuất hoá đơn thì có thể bỏ qua bước nhập kho thành phẩm. Bạn chỉ cần ghi nhận luôn doanh thu và giá vốn.
  • Với công ty về nhà hàng, khách sạn:
  • Cần phân biệt sự khác nhau giữa công ty kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà hàng và thuộc lĩnh vực khách sạn: với nhà hàng, bạn nên tính giá thành các thành phẩm với từng món ăn; còn với mô hình khách sạn, bạn chỉ cần tính vào doanh thu dịch vụ.

Bạn cần hiểu rõ bản chất công ty thuộc về lĩnh vực kinh doanh gì

Bạn cần hiểu rõ bản chất công ty thuộc về lĩnh vực kinh doanh gì

Hiểu rõ luật thuế

Làm kế toán thuế trong doanh nghiệp, tất nhiên bạn không thể nắm một cách mơ hồ về các loại thế. Bạn cần hiểu rõ về các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập các nhân,…Bạn cần chịu khó đọc và hiểu rõ, nắm chắc về các luật thuế cũng như các thông tư, nghị định mới nhất để áp dụng cho công ty một cách chính xác nhất. Bạn cũng cần liên tục cập nhật các thông tin mới từ những diễn đàn kế toán, các trang thông tin.

Quản lý tốt về mặt hoá đơn, chứng từ

Đây là điều không thể thiếu với một kế toán thuế tốt. Bạn cần biết cách hạch toán đúng, chính xác và hợp lý các hoá đơn mua vào, bán ra cũng như về ngân hàng, tài sản và nguồn vốn.

Bạn cần quản lý tốt các hóa đơn, chứng từ

Bạn cần quản lý tốt các hóa đơn, chứng từ

Quản lý tốt tồn kho

Bên cạnh quản lý về mặt hóa đơn, chứng từ, một công việc nữa đó là quản lý về hàng tồn kho. Điều này ảnh hưởng tới mặt kinh tế của doanh nghiệp. Bạn cần quản lý tốt hàng tồn kho, tránh xuất âm hàng tồn kho và có kế hoạch cân đối vấn đề này. Khi cần, bạn hãy thông báo cho ban quản lý.

Theo dõi khấu hao tài sản cố định

Bạn cần thực hiện công việc này hàng tháng một cách chi tiết. Với các chi phí từ về khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ được phân bổ vào các sản phẩm phục vụ cho sản xuất, công trình hay cho vào bộ phận văn phòng phải tuỳ theo tính chất của tài sản được khấu hao.

Ngoài ra, bạn rất cần trang bị các kiến thức về tin học:

  • Kỹ năng soạn thảo các hợp đồng, văn bản liên quan.
  • Kỹ năng sử dụng excel thành thạo và các công thức cơ bản liên quan nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc.
  • Có kỹ năng phán đoán chỉ tiêu, con số dựa trên các báo cáo.

“Kỹ năng tin học là kĩ năng cần thiết cho mọi ngành nghề để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất” – chia sẻ từ cô Minh Thanh, làm việc tại Cao đẳng Y Dược TPHCM

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm để giúp bạn làm tốt hơn công việc của một kế toán thuế trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cần tích cực học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện công việc tốt hơn nữa.